Cách nuôi dưỡng chim Khướu căng lửa

tháng 9 28, 2017 AN NGUYEN PRINTING 0 Comments

Hiện nay phong trào chơi chim khướu tại Sài Gòn đã trở nên đa dạng và đẩy lên cao. Khuớu chơi với nhiều mục đích, người thì đi thi, người thì để nghe hót, có người vừa để nghe hót vừa xem nó múa...Vì khướu là loài chim dễ thuần, dễ chơi, dễ hót nên rất được ưa chuộng nhưng chơi Khướu cũng cần biết cách; nếu không nhiều khi sở hữu con chim hay mà vô tay bạn lại không chịu hót. Bài viết sau đây của in hộp giấy số lượng ít sẽ cho chúng ta thông tin cơ bản về chim khướu và làm thế nào để khướu nhanh hót và căng lửa.


Ở nước ta, Khướu cũng có nhiều loại. Có hai loại chính là Khướu mun và Khướu bạc má.
Chim Khướu mun chỉ sinh sống ở miền Bắc. Ở trong miền Nam không có Khướu mun, nhưng ở miền Bắc lại có Chim Khướu bạc má.

 Nhưng Chim Khướu bạc má ở Bắc khác với Chim Khướu bạc má trong Nam, ở chỗ màu lông hơi xám hơn, đốm lông trắng ở hai má hơi nhỏ hơn, mặc dù hình dáng và giọng hót rất giống nhau. Chim Khướu bạc má trong Nam, tùy theo vùng chúng sinh sống mà màu lông có khác nhau chút đỉnh. Chẳng hạn chim Khướu vùng Bảo Lộc màu lông hơi xám. Khướu ở Phú Giáo thì hung hung đỏ, Khướu Khe Sanh thì màu xám đen…

Khướu mun có vóc dáng thon nhỏ hơn Khướu bạc má một chút, nhưng hình dáng thì giống hệt nhau. Thân hình Chim Khướu mun phủ màu lông xám đen. Chim trống có hai loại: má bóng và má màu mờ mờ. Nhiều người cho rằng chim Khướu mun mà má bóng là Khướu mun thật, còn loại chim khướu má mờ là Khướu mun lai. Chim Khướu mun mái thì có khoen mắt màu đen, phía đuôi mai có vệt đen dài, mà cuối vệt đen không nhọn mà thẳng góc. 

Chim Khướu bạc má có thân hình lớn hơn Khướu mun một tí. Nhưng sự so sánh này không phải là chính xác tuyệt đối, vì giống Khướu có con to con nhỏ, chứ không có sự lớn đồng đều một cỡ như nhau, mặc dầu hình dáng thì giống nhau như đúc. Bằng chứng như quí vị thấy đó, có nhiều con Khướu Mun còn lớn xác hơn cả Khướu bạc má.. Cũng có con Chim Khướu bạc má Thân mình nhỏ choắt như chim mái Khướu Mun…
Sở dĩ có tên là Chim Khướu Bạc Má là vì hai bên má của Khướu có vệt lông trắng lốp che phủ ngoài tai, lớn bằng móng ngón tay cái người lớn. Giới nuôi chim Khướu mỗi người có một ý thích khác nhau: có người cả đời chỉ thích nuôi Khướu Mun, có người lại chủ trương nuôi Khướu Bạc Má. Giới thích nuôi Khướu Mun thì cho rằng giống này có giọng hót thanh hơn, hay hơn Chim Khướu Bạc Má. Trong khi đó người biết cách nuôi Chim Khướu Bạc Má lại lớn tiếng cho rằng chi có Chim Khướu Bạc Má mới có giọng hót hay hơn… Chim Khướu Bạc Má cũng vậy, có người chỉ tần tụng con chim Khướu Bạc Má vùng Khe Sanh, có người lại khen Khướu vùng Phú Giáo hoặc vùng Lâm Đồng… và tất nhiên, họ chê chim Khướu vùng khác hót tệ lậu…
Thật ra, chim hót hay là tùy năng khiếu đặc biệt của mỗi con, chứ không phải tùy vào màu lông Mun hay Trắng, vùng này hoặc vùng nọ…

Cách nuôi dưỡng chim Khướu căng lửa: 



Muốn cho chim Khướu hót hay, điều cần là giúp cho chim Khướu được căng lửa. Chim căng lửa là chim trong thời kỳ sung sức nhất, nó không thể thu mình một chỗ để sống cách thục động, mà lúc nào cũng tỏ ra xăng xái, hết cắn bố lồng lại tên cầu đứng hót, cơ hồ như không hề biết mệt mỏi. Khướu mà nuôi chưa đủ lửa thì không thể đem ra thi thố tài năng với ai được, vì nó sẽ nhút nhát, chưa mở miệng đã bị chim khác đè cho hết hồn vía rồi.
Muốn chim được sung thì trước hết phải cho ăn đầy đủ chất bổ dưỡng, hằng ngày không thể thiếu cào cào, sâu tươi. Mặc khác phải chăm sóc chim theo một thời dụng biểu đã nghiên cứu sẵn: giờ nào phơi nắng, giờ nào tắm nước, giờ nào cho chim đi dượt, giờ nào cho chim Khướu ngủ.
Cho Khướu mái thúc: Chim Khướu trống nuôi trong lồng lâu ngày, nhất là trong thời kỳ căng lửa, chắc quí vị cũng thừa biết nó đang khao khát đến điều gì? Chỉ cần loáng thoáng nghe được giọng chim Khướu mái hót từ xa, chim Khướu trống đã rạo rực bồn chồn, cất cao tiếng hót như điên như dại. Tiếng mái thúc đủ sức làm cho chim trống hăng lên, và khi hăng thì nó hót liên hồi, gần như không ngừng nghỉ.


Bên cạnh đó có nhiều con khướu chậm hót, hoặc nuôi lâu mà vẫn không hót thì hãy xem những cách dưới đây in hộp giấy mỹ phẩm:

1. Tạm dừng việc cho chim ăn mồi tươi, chỉ cho ăn cám và nước đầy đủ.
2. Cho chim tắm, nếu chim chịu tắm thì khả năng chim sắp hót tăng lên đáng kể là 10%
3. Cho chim phơi nắng hàng ngày, vừa phải, hoặc để chỗ có nhiều ánh sáng tăng lên 10% khả năng chim ra giọng nữa
4. Mở áo lồng rộng, đến khi chim Khướu treo lên, người ngồi, đứng, đi lại phía dưới chim chỉ nhẩy nhẹ nhàng là được, Khướu không nên chùm kín, hoặc khoảng hở nhỏ như cách chùm áo lồng như chim Họa Mi bổi, chim Chích Chòe Than bổi.. khả năng chim hót tăng 20%
5. Buổi sáng chim mau mỏ nhất, nếu bạn lắng nghe trong buổi sáng thì khẳ năng chim hót tăng lên 20%
6. Chim được tĩnh dưỡng và không bị hoảng loạn, hoặc nhảy bổ vào thành lồng khoảng 1,2 ngày chim bắt đầu quen dần với môi trường nuôi xung quanh và đứng cầu. khả năng hót tăng lên 10%.

7. Chim tự hót ro ro giọng mái, thì chúc mừng bạn, điều đó chú chim đã bắt đầu lấy lại tự tin, lúc này bạn cần kích chim bằng file khướu mái ro ro, tuyệt đối không bật file khướu đực và không được bật to, bật file khướu mái có tiếng từ nhỏ đến tăng dần đến khi chim Khướu bắt đầu đáp lại, và hục hặc giọng, chú chim sẽ sớm bộc lộ thêm giọng hót khác ngoài tiếng ro ro, trong lúc này bạn vẫn đề tiếng mái và bật thật bé tiếng Khướu đực, mở tiếng to dần dần, đến khi chim Khướu của bạn tự tin đối đáp lại giọng hót file chim Khướu đực. 
Lúc này chú chim đã mở mỏ đảo giọng, xin chúc mừng bạn, bạn có thể tiếp tục roro hoặc bật giọng chim Khướu đực để kích thích, nhưng đến khi chú chim Khướu không đáp lại tiếng Khướu trong file nữa thì bạn cần tắt tiếng file và đi làm việc khác. Sáng hôm sau có thể bạn sẽ nghe thấy tiếng chim Khướu rả rích hót, nếu kết hợp chăm sóc tốt, đều đặn thì chim sẽ hót cả ngày. 

0 nhận xét: